Những kiến thức quan trọng cho người chạy xe côn tay

Những kiến thức quan trọng cho người chạy xe côn tay. Chiếc xe moto khi vận hành, bẻ lái hoặc dừng lại có êm ái hay không là phụ thuộc vào trình độ điều khiển và kiến thức của bạn. Sau đây mình sẽ giúp bạn những điều rất chung cũng như rất riêng về chiếc xe của bạn và bạn sẽ thấy hữu ích khi hiểu về chiếc xe cũng như những vấn đề bảo trì cho chiếc xe bạn đã chọn.


Những kiến thức quan trọng cho người chạy xe côn tay


Cần số

Khởi động xe và chuyển số cần có sự phối hợp thao tác giữa tay côn, tay ga, và cần số. Nếu bạn không thao tác đúng thì khả năng điều khiển xe của bạn chưa được giỏi.

Để khởi động, bóp tay côn, vào số 1, vặn ga lên một tí. Bạn sẽ từ từ quen thuộc với cảm giác "bắt" côn (khi bộ nồi bắt nhịp và xe bắt đầu di chuyển) sau đó bạn tiếp tục nhớm thêm ít ga.

Nên thao tác vào - trả số khi di chuyển trên những đoạn đường thẳng, không nên vào - trả số ở những khúc cua.

Nên làm quen với tiếng nổ của động cơ cho đến khi bạn có thể vào trả số mà không cần nhìn đèn báo số.

Khi bạn cần trả số về số thấp bạn nên bóp côn tay và trả số.

Thắng

Đừng bao giờ quên rằng, thắng trước của xe bạn tạo lực hãm 70% cho chiếc xe của bạn và điều quan trọng nữa là nên dùng thắng trước cho mỗi lần giảm tốc độ của xe lại.

Luôn luôn sử dụng cả 2 thắng trước sau đồng đều.

Bẻ lái

Khi bạn chạy xe trên đường, bạn bẻ lái xe của bạn vào ngã rẽ. Bạn phải học cách bẻ lái, đó là một phần quan trọng trong kỹ thuật lái xe.

Để điều khiển xe rẽ vào một ngã rẽ thông thường, bẻ tay lái vào hướng bạn cần rẽ và giữ áp lực vừa phải lên tay lái hay nói cách khác bẻ tay phải khi muốn rẽ phải, bẻ tay trái khi muốn rẽ trái.

Chạy chậm khi vào ngã rẽ, quan sát càng xa càng tốt. Giữ ga ổn định khi vào cua.

Kiểm tra xe trước khi sử dụng

Không ai biết trước được có sự cố xảy ra với xe hay không. Nhưng nếu bạn bỏ ra ít thời gian để kiểm tra xe trước khi bạn sử dụng thì sẽ hạn chế những rủi ro xảy ra

  • Kiểm tra lốp xe
  • Kiểm tra tay lái xe
  • Kiểm tra đèn
  • Kiểm tra lại dầu máy
  • Kiểm tra xăng, nước làm mát
  • Kiểm tra lại độ căng của xích, kiểm tra xem NSD còn sử dụng được hay không, lau chùi định kỳ và bôi trơn xích xe.
  • Đảm bảo chân chống nghiêng, chống đứng còn hoạt động tốt
  • Kiểm tra thắng xe, phuột xe.

Bảo dưỡng

Không có gì nhiều để bảo trì xe bạn hằng ngày, nhất là đối với các loại xe đời mới sau này.

Xe của bạn phải có lịch trình bảo dưỡng định kỳ. Trừ phi bạn là một thợ máy chuyên, còn không thì bạn nên đem xe đến những đơn vị bảo hành chuyên nghiệm để bảo trì xe.

Nên giữ xe sạch sẽ, bụi bẩn dơ sẽ làm hỏng những thiết bị xe.

Kiểm tra bình ắc quy hằng tháng. Luôn mang theo túi dụng cụ trong các chuyến đi.

Xử lý sự cố

- Xe bạn không khởi động được:

  • Trên xe có chìa khóa chưa?
  • Xe còn xăng không?
  • Ắc quy có yếu quá không?
  • Dây bugi có bị sút ra không?
  • Công tắc máy có ở chế độ "off" không?
  • Khóa "e" có nằm ở đúng vị trí không?
- Động cơ của bạn dừng hoạt động mà bạn không mong muốn
  • Bạn vô tình tắt nhầm công tắc máy?
  • Xe có hết xăng không?
  • Có cầu chì nào bị đứt không?
- Bạn thấy xe mình bị loạng choạng đặc biệt là ở các ngã rẽ, dừng lại khi đảm bảo an toàn cho phép. Kiểm tra lốp xe có bị xịt lốp không? Kiểm tra phuộc nhún xem có cần điều chỉnh không.

- Nếu bạn thấy xe có vấn đề và bạn không thể xác định chính xác được bệnh thì hãy mang xe đến trạm sửa chữa ngay. Nên nhớ "phòng bệnh hơn chữa bệnh"

(camnangbaoduong) - Những kiến thức quan trọng cho người chạy xe côn tay
Những kiến thức quan trọng cho người chạy xe côn tay Những kiến thức quan trọng cho người chạy xe côn tay Reviewed by Unknown on tháng 10 18, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.